7 kiểu xe đạp địa hình thường gặp

5/5 - (1 bình chọn)

Xe đạp địa hình là dòng xe đạp đề cập tới việc đi trên các địa hình khó như đường đèo, đồi núi dốc hay đường rừng… Dù tốc độ trên phố không bằng xe đạp Touring, xe đạp đua (Road bike) nhưng dòng xe đạp địa hình này chạy được trên mọi địa hình, linh hoạt và tiện dụng hơn nên được ưa chuộng nhiều hơn. Cùng tìm hiểu về một số kiểu xe đạp địa hình thường gặp nhé!

Các Đặc Điểm Nổi Bật Của Xe Đạp Địa Hình

  • Bánh xe đạp địa hình dày, có kích thước lớn. Bên cạnh đó lốp xe đạp địa hình cũng có gai giúp bám mặt đường tốt hơn, tránh các sự cố trơn trượt.
  • Thường có 1 hoặc 2 phuộc hơi.
  • Xe đạp địa hình thường có trọng lượng nặng hơn những dòng xe khác.

Cấu Tạo Của Xe Đạp Địa Hình

Khung xe thường được làm bằng chất liệu thép, carbon, hợp kim nhôm cùng một số kim loại khác. Có 2 loại khung xe: Khung độc lập (Hardtail) và khung treo (Full suspension).

Xe đạp địa hình MTB leo núi 

Ghi đông được thiết kế theo chiều ngang, có bộ đề số để điều chỉnh tốc độ và bộ điều chỉnh độ cao, độ nghiêng của tay lái.

Phuộc xe đạp địa hình là bộ phận giúp cho xe giảm xóc khi đi di chuyển trên những đoạn đường không bằng phẳng, đồi núi, sỏi đá,… Có 2 loại: Phuộc giảm xóc hơi và phuộc giảm xóc lò xo.

Lốp xe đạp địa hình có kích thước lớn, chiều rộng từ 2 – 2.5 inch, có gai bọc xung quanh để có thể tăng độ bám cũng như độ bền cho bánh xe.

Lốp xe bự, có nhiều rãnh sâu giúp bám mặt đường tốt hơn

Xích xe đạp địa hình thường được làm từ thép hoặc hợp kim, có thể chịu được sự mài mòn, chống rỉ sét và có khả năng chịu lực tốt.

Phanh xe đạp địa hình có 2 loại: phanh đĩa và phanh gôm. Trong đó phanh đĩa được sử dụng phổ biến hơn do nó có lực hãm nhạy vừa phải, nhất là khi chạy ở địa hình ẩm ướt và sình lầy.

Xe Đạp Địa Hình MTB GIANT Talon 3 – Phanh Đĩa, Bánh 27.5 Inches – 2021

Gôm thắng xe đạp – Bộ 1 cặp má phanh xe đạp địa hình xe đạp thể thao (2 cái)

Các Kiểu Xe Đạp Địa Hình

Không phải ngọn núi, ngọn đồi nào cũng có chiều cao, mức độ gập ghềnh như nhau. Mỗi loại xe đạp địa hình đều có những đặc điểm, cấu tạo khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu và sở thích riêng của mỗi người. Do đó, các đặc điểm và cấu tạo của xe đạp địa hình không hề dễ để phân biệt đối với những người mới bắt đầu “chơi xe” một tí nào. Có 5 kiểu xe đạp địa hình:

1. Xe đạp địa hình băng đồng (Cross Country Bike – XC)

Đây là kiểu xe thường được sử dụng cho các đoạn đường băng qua rừng, đồng lúa hay những đoạn đường ít gồ ghề. Đây cũng là dòng xe đạp địa hình giá rẻ nhất trong các kiểu xe đạp địa hình bởi cấu tạo đơn giản của nó, cũng là kiểu xe được nhiều người lựa chọn cho việc tập thể dục thể thao trên đường phố.

Cross Country Bike

Xe băng đồng thường có trọng lượng ít hơn 15kg và chỉ được trang bị 1 phuộc hơi ở bánh trước để giảm xóc. Bộ phận trung tâm của mọi xe đạp địa hình băng đồng là khung xe cứng, thường là không có phuộc lò xò hoặc có phuộc lò xo 100mm tùy thuộc vào chặng đường hoặc nhu cầu của người mua. Nếu bạn là người thường xuyên đi đường phẳng, đi băng qua rừng với con đường sỏi đá, chặng đường bạn ưa thích không có độ dốc thì xe băng đồng với bộ khung xe không có phuộc lò xò là sự lựa chọn tốt nhất.

2. Xe đạp địa hình leo núi (All Mountain Bike & Enduro Bike)

2 loại xe này khá giống nhau. Điểm chung của cả hai đều là kiểu xe chuyên dùng cho việc leo đồi, núi dốc đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ thuật. Phù hợp cho những người có kinh nghiệm trong bộ môn đạp xe địa hình.

Một trong những dòng xe đạp địa hình leo núi

Cả All Mountain Bike & Enduro Bike đều được trang bị đầy đủ phuộc hơi ở cả bánh trước và bánh sau, ở một số mẫu xe còn có thể tùy chỉnh hoặc khóa bộ giảm xóc lại giúp cho người lái dễ dàng leo đèo với bất kì độ dốc nào. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa 2 kiểu xe này, với All Mountain Bike thì hành trình của 2 giảm xóc nằm trong khoảng 120 – 160mm còn với Enduro Bike thì 140 – 180mm. Chính vì vậy, Enduro Bike có thể đạt độ nhún và độ bật cao hơn, đây cũng là kiểu xe được các vận động viên đua xe đạp địa hình ưa chuộng. Cả 2 kiểu xe đều phù hợp với những nước có địa hình nhiều núi như Việt Nam.

3. Xe đạp địa hình đổ đèo (Downhill Bike)

Là kiểu xe dành cho những người đam mê mạo hiểm và thích thử thách, cấu tạo của xe giúp cho người lái có thể đổ đèo nhanh, đòi hỏi người lái phải có kỹ năng đổ đèo giỏi. Đây cũng là kiểu xe có giá tiền cao nhất trong các kiểu xe đạp địa hình.

Downhill Bike

Kiểu xe này nặng khoảng 18kg bởi vì cần có độ nặng để chịu được áp lực của những cú xóc mạnh, có tay lái rộng, lốp dày và yên xe thấp nhằm giúp người lái có được trọng tâm tối ưu. Xe có 1 phuộc hơi ở bánh trước với hành trình 180mm, có khả năng chịu được lực lớn giúp cho người lái di chuyển êm ái hơn và 1 phuộc lò xo ở giữa khung xe, tuy nhiên phuộc ở khung xe không đủ để giúp người lái có thể leo núi.

4. Xe đạp địa hình phiêu lưu (Freeride Mountain Bike)

Đây là kiểu xe được kết hợp giữa xe đạp địa hình đổ đèo và xe đạp địa hình băng đồng. Xe đạp địa hình lái tự do phù hợp với những địa hình dốc đứng, đường mòn khó đi đòi hỏi người lái là một “dân chơi” xe chuyên nghiệp.

Xe đạp địa hình phiêu lưu

Giống với All Mountain Bike, Freeride Mountain Bike cũng là xe đạp địa hình 2 giảm xóc nhưng hành trình nhún và bật sâu hơn với 165 – 200mm. Một số xe Freeride Mountain Bike còn có thể sử dụng để leo đèo.

5. Xe đạp bánh to (Fat Bike)

Xe đạp bánh to hay còn gọi là bánh béo. Với địa hình đầy cát, tuyết hay là những mặt đường dễ sụt lún thì đây chính là “chân ái” cho những người muốn tìm một chiếc xe đạp địa hình để đối mặt với nó.

Xe đạp bánh to

Xe đạp bánh béo được thiết kế 1 bộ lốp dày 4 – 4.8 inch, đặc biệt là xe không được trang bị bất cứ một phuộc nhún nào mà bánh xe sẽ là yếu tố để chống chọi độ xóc của mặt đường xấu khi chúng được giữ ở mức thấp hơn so với những xe đạp địa hình khác.

6. Xe đạp địa hình trợ lực điện (e-MTB)

Xe đạp địa hình trợ lực điện (e-MTB) là dòng xe được gắn bộ mô-tơ điện để hỗ trợ cho việc đạp xe dễ dàng, nhẹ nhàng hơn. Bộ motor của xe đạp điện trợ lực thường được gắn ở bánh sau hoặc ở trục giữa.

Xe đạp địa hình trợ lực điện

Có 4 kiểu xe đạp điện trợ lực: Xe đạp địa hình trợ lực điện 1 phuộc, Xe đạp địa hình trợ lực điện 2 phuộc và xe đạp điện trợ lực gấp và Xe đạp địa hình trợ lực điện bánh béo (fat e-bike). Xe đạp điện trợ lực thường được sử dụng ở những địa hình bằng phẳng, địa trong thành phố, gồ ghề, sỏi đá và thậm chí còn có thể leo núi lẫn đổ đèo. Việc leo núi giờ đây đã dễ dàng hơn với các “dân chơi” xe đạp khi đã có xe đạp điện trợ lực.

7. Xe đạp địa hình đường mòn (Trail Bike)

Xe đạp địa hình đường mòn

Trail Bike thường được sử dụng cho những địa hình gồ ghề, đường mòn và đường hẹp giống với xe đạp băng đồng. Tuy nhiên, với hành trình phuộc giảm xóc từ 120 – 160mm, xe đạp địa hình đường mòn không những có thể chạy trên đồi núi với độ dốc vừa phải mà còn cả địa hình đầm lầy. Khung sườn xe thường được làm bằng hợp kim nhôm hoặc carbon. Bánh xe đường kính 27.5 inch và 29 inch, bám đường tốt. Có thể nói, đây là dòng xe có sự kết hợp giữa xe đạp băng đồng và xe đạp Enduro.

 

Bình luận