Bình chọn post

Ngày nay, việc sử dụng xe đạp để đi lại đang được xem là xu thế do vừa an toàn, tiện lợi, tiết kiệm lại bảo vệ môi trường. Do điều kiện và hoàn cảnh khác nhau của từng gia đình và khi di chuyển mà nhiều người đã lựa chọn sử dụng xe điện. Khi tìm hiểu về xe điện thì mọi người sẽ thường chú ý đến 2 loại xe điện, đó là xe đạp trợ lực điệnxe đạp điện. Hãy cùng Fixed Gear tìm hiểu về 2 loại xe trên bạn nhé!

1. Điểm khác biệt giữa xe đạp điện và xe đạp trợ lực

1.1 Cấu tạo

Xe đạp điện bao gồm có 3 bộ phận chính để giúp cho xe hoạt động bằng điện mà không cần sự hỗ trợ từ bàn đạp là động cơ, bộ điều khiển và ắc quy. Xe được chạy bằng động cơ điện khá mạnh mẽ và êm ái. Bình ắc quy được nhà sản xuất trang bị với công suất lớn nên tốc độ khi di chuyển cũng rất nhanh.

Xe đạp trợ lực điện thì lại có một chút khác so với xe đạp điện, dòng xe này thì bạn cần phải tác động lực đạp, nhưng gần như bạn không cần bỏ lực nhiều, đạp rất nhẹ. Với thiết kế của xe thì tương tự như dòng xe đạp thông thường nhưng có hỗ trợ thêm hệ thống động cơ riêng, bảng điều khiển, hộp pin và kèm theo chế độ trợc lực. vận tốc của xe đạp trợ lực điện thì không nhanh bằng xe đạp điện nên khi gặp tình huống bất ngờ bạn sẽ dễ dàng xử lý. Do tốc độ chạy vừa phải – chậm hơn xe đạp điện thông thường – nên bạn có thể dễ dàng xử lý các vấn đề giao thông không lường trước được.

1.2 Pin – Ắc Quy

Chu kì nạp Pin có thể kéo dài trong khoảng 1 đến ngày. Nhược điểm của sản phẩm này là bình ắc quy không thể tháo rời để đi sạc. Một điểm lưu ý nữa, ắc quy rất nhanh hư sau thời gian sử dụng, vì vậy bạn cần kiểm tra ắc quy để kịp thời thay mới thì mới có thể sử dụng được. Giá thành thì dao động từ 2 – 4 triệu.

Xe đạp trợ lực điện sử dụng Pin Lithium, trong khoảng 800 – 1000 lần sạc thì Pin bị chai và cần thay Pin. Ngoài ra, bạn có thể tháo rời Pin ra khỏi xe để đi sạc tiện lợi ở bất cứ nơi nào. Về chi phí một lần thay Pin của xe đạp trợ lực điện thì dao động từ 500 – 2 triệu đồng

1.3 Cách vận hành

Xe đạp điện thì bạn chỉ cần thao tác đơn giản là vặn tay ga là xa đã có thể di chuyển. Tốc độ di chuyển sẽ phụ thuộc vào việc người dùng điều chỉnh tay ga cho phù hợp. Khi xe hết điện bạn vẫn có thể đạp nhưng vẫn rất nặng. Quãng đường mà xe đạp điện có thể đi được sau 1 lần sạc là 40 – 60Km.

Xe đạp trợ lực điện, như tên gọi thì xe chỉ trợ lực cho bạn khi đạp, khi bạn dừng đạp thì xe cũng sẽ không di chuyển. Trong quá trình chạy, bạn có thể tùy chỉnh mức trợ lực nhiều hay ít. Khi bạn tắt điện thì xe đạp nhẹ như xe thể thao, không khó khăn để đạp. Quãng đường trung bình mỗi lần sạc khoảng 20-40Km tùy vào dung lượng Pin.

1.4 Hình dáng, màu sắc

Xe đạp điện: Thường có những hình dáng và màu sắc bắt mắt như: Xe Ninja, xe điện Xmen, 133S, 133H…được thiết kế hiện đại, nhỏ gọn, kiểu dáng đa dạng như mang phong cách cá tính, đậm chất thể thao hoặc nữ tính, bánh bèo. Mỗi loại xe có rất nhiều màu sắc để bạn thỏa sức lựa chọn.

Xe đạp trợ lực điện: Phổ biến và được ưa chuộng và được mọi người tin dùng nhất là dòng xe có dáng giống xe Mini của Nhật, ngoài ra cũng có loại xe thể thao touring được kết hợp bộ phận trợ điện. Màu sắc của từng dòng cũng vô cùng phong phú, đa dạng, thoải mái để bạn chọn lựa.

2. Ưu nhược điểm của xe đạp điện và xe đạp trợ lực

2.1 Ưu điểm

  • Xe đạp điện thì có vận tốc chạy nhanh hơn, Pin và Ắc Quy sử dụng được thời gian khá lâu trên 1 lần sạc đầy, với thiết kế bắt mắt với nhiều màu sắc đa dạng, di chuyển êm ái
  • Xe đạp trợ lực điện: Pin sử dụng được trong thời gian lâu, xe vẫn đạp được nhẹ nhàng khi đã hết Pin, sạc xe nhanh và đơn giản, Pin có thể tiện lợi được tháo rời Pin để đem đi sạc, có nhiều kiểu dáng để lựa chọn và giúp tăng cường được sức khỏe

2.2 Nhược điểm

  • Xe đạp điện với trọng lượng khá nặng, với tốc độ nhanh thì dễ gây nguy hiểm, bất tiện trọng việc sạc xe vì Ắc Quy không thể tháo rời. Khi hết điện thì xe đạp khá nặng, chi phí lần thay Pin khá cao.
  • Đa phần những dòng xe trợ lực điện hiện nay sử dụng nguồn điện là 120V nên để có thể sạc xe thì bạn cần có thêm bộ biến thế. Xe vẫn phải dùng lực để có thể di chuyển.

Xe đạp điện

Xe đạp trợ lực điện

3. Cách sử dụng xe đạp trợ lực điện đúng cách

Cách lấy pin ra và sạc:

  • Lấy pin: có hai chìa khóa khác nhau: chìa khóa nguồn và chìa khóa mở khóa pin. Sử dụng xe đạp có trợ lực bao gồm việc cắm chìa khóa vào ổ khóa và xoay nó xuống để nhả pin. Sau khi hoàn tất, bạn có thể tháo giắc cắm nguồn của pin (trong khi làm như vậy, hãy vặn giắc cắm trên đầu pin) và rút dây để lấy pin ra. Hãy nhớ đẩy nhẹ pin ra bằng 2 hoặc. Có thể giữ xe không lắc lư bằng một tay.
  • Cách sạc pin: Một bộ sạc pin sẽ được cung cấp để sạc cho xe. Bạn phải cắm phích cắm nhỏ của bộ sạc vào ổ cắm nhỏ của pin ở trên cùng để hoạt động. Chú ý đến hệ thống và quy trình sạc pin là điều quan trọng để đảm bảo xe đạp điện có tuổi thọ lâu dài. Hiệu suất và tuổi thọ của pin được đảm bảo nếu nó được sạc đúng cách. 100V là điện áp thích hợp để sạc pin. Để sạc, nó phải được kết nối với một bộ điều hợp hiện trường.

Bảng điều khiển:

Bảng điều khiển là một tính năng của thiết bị điện. Các nút điều khiển cơ bản sẽ nằm trên bề mặt của bảng điều khiển. Bảng điều khiển của xe đạp trợ lực có nút On / Off dùng để tắt mở nguồn xe. Nút có đèn sáng dùng để bật tắt đèn, còn phần chính giữa là mức trung bình và phía dưới là mức thấp nhất.

Bánh xe

Mặc dù nó có vẻ nhỏ nhưng khu vực này tiếp xúc với đường thường xuyên nhất.

Người điều khiển xe đạp trợ lực nên chọn những loại lốp có độ đàn hồi cao, bám đường chắc chắn để tránh nguy hiểm, trượt, ngã. Đảm bảo an toàn cho bạn khi lái xe.

Trên đây là những chia sẽ của Fixed Gear đến bạn đọc để giúp các bạn có thể hiểu hơn về từng loại xe. Mỗi loại xe được sản xuất ra đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó, quyết định chọn sản phẩm nào thì phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người dùng để chọn được sản phẩm phù hợp nhất. 

 

 

Bình luận