Xe đạp Fixed Gear gần đây rất được mọi người ưa chuộng vì tính thời trang, vừa thể hiện được cá tính và phong cách, một phần nào đó góp phần trong việc nâng cao sức khoẻ cho chúng ta. Nhưng để lựa chọn được một chiếc xe phù hợp với mình thì không đơn giản. Vì vậy bạn có thể tham khảo một số thông tin về xe dưới đây để có thể tìm và lựa chọn một chiếc xe phù hợp với mình nhất.
1. Hiểu rõ về Fixed gear
Có rất nhiều bạn mua fixed gear chưa đến vài ngày đã muốn bán xe vì xe khá khó đi. Như vậy thì thật lãng phí phải không? Fixed gear là bộ môn xe đạp thể thao đạp líp chết. Bánh xe chỉ di chuyển khi bàn chân bạn chuyển động, tác động một lực vào pedal (bàn đạp). Xe tiến, đùi đĩa tiến. Muốn dừng xe lại phải hãm đùi đĩa.
2. Xác định mức tài chính phù hợp với mục đích nhu cầu sử dụng
Bạn là người mới, chưa thực sự đam mê với Fixed gear, bạn có thể tìm mua cho mình những chiếc xe Fix với khung thép cấu hình cơ bản để tập làm quen với xe. Giá của chiếc xe cơ bản, chén cổ bạc đạn dao động từ 4.000.000đ – 4.400.000đ tùy từng màu khung và hình dáng ghi đông.
Nếu bạn thực sự đam mê fixed gear, muốn mua xe để đạp lâu dài, đừng bỏ qua chiếc xe với chất liệu khung nhôm/ nhôm càng carbon. Nhôm/carbon là chất liệu không bị oxy hóa theo thời gian và nhẹ hơn thép. Điều này sẽ tiết kiệm tiền và cho bạn trải nghiệm tốt hơn. Có đa dạng kiểu khung, bạn có thể tham khảo Tsunami, VISP, Gray, Foward… Giá của chiếc xe khung nhôm thị trường dao động từ 6.300.000đ trở lên.
3. Chọn kiểu dáng khung và kích thước khung phù hợp
Kiểu dáng khung:
Bạn là người thích sự nhẹ nhàng, cơ bản và tinh tế, bạn có thể tham khảo các khung bản nhỏ, tròn, thanh mảnh như Tsunami SNM100, Tsunami Seaboard FG03, Tsunami SNM4130, Tsunami SNM300, Pizz Sukaku.
Fixed Gear Tsunami SNM4130
Còn bạn là người thích sự mạnh mẽ, năng động, cá tính, bạn có thể tham khảo các khung bản to, hầm hố như Gray F10; Gray F15; VISP; Colossi, Forward, Leader LD 721; Springer, Tsunami SNM200…
Fixed Gear Gray F15
Kích thước khung:
Thông thường đối với Fixed Gear không quá quan trọng size như dòng xe khác. Tuy nhiên nếu bạn chọn kích cỡ xe quá thấp/quá cao/không phù hợp sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc điều khiển xe. Đừng quên cộng thêm 1 size nếu cơ thể của bạn còn phát triển chiều cao nữa nhé.
4. Lựa chọn vành:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vành kích thước và chất liệu khác nhau (nhôm/carbon…). Vành nhôm bản cao 3.5cm, 4cm, 7cm; vành nhôm/carbon 3 Đao, 5 Đao.
5. Lựa chọn linh kiện – phụ tùng chất lượng
Đùi đĩa
Đĩa càng nhiều răng thì kích thước càng lớn. Đĩa lớn/Líp ít răng khi đạp cảm giác sẽ nặng hơn đĩa nhỏ/Líp nhiều răng.
Ghi đông/potang
Đa phần các bạn sẽ lựa chọn ghi đông cong/sừng bò/tay thẳng, chất liệu nhôm/carbon. Thông thường ghi đông thẳng dễ thao tác hơn ghi đông cong.
Lốp, xăm, xích, padal,…
Đây đều những phụ tùng linh kiện dễ hỏng, ăn mòn. Vì vậy bạn cần lưu ý sắm cho mình loại chất lượng tốt để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển và luyện các kĩ năng khó.
Strap
Hay còn gọi là rọ chân, gắn vào pedal (bàn đạp), cố định bàn chân giúp bạn tự tin hơn khi thực hiện những kĩ thuật khó như drift. Hanoibike có đa dạng các mẫu Strap. Từ loại chỉ có một màu cho đến nhiều màu, thổ cẩm…
6. Lựa chọn cửa hàng uy tín, chế độ bảo hành lâu dài:
Fixed Gear là bộ môn thể thao mạo hiểm, vì vậy, bạn cần chọn mua một chiếc xe đạp chất lượng, bền bỉ với thời gian và đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Những chiếc xe rẻ sẽ đem lại trải nghiệm không tốt do săm lốp, xích… chất lượng kém, khung vành dễ bị cong vênh, tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn trong quá trình sử dụng. Do đó, bạn hãy chọn nhà cung cấp uy tín, có tên tuổi để tránh tiền mất tật mang.