Xe đạp địa hình là dòng xe đạp đề cập tới việc đi trên các địa hình khó như đường đèo, đồi núi dốc hay đường rừng… Dù tốc độ trên phố không bằng xe đạp Touring, xe đạp đua (Road bike) nhưng dòng xe đạp địa hình này chạy được trên mọi địa hình, linh hoạt và tiện dụng hơn nên được ưa chuộng nhiều hơn. Để có thể chinh phục những chặng đường không bằng phẳng và khó di chuyển thì chắc hẳn xe đạp địa hình phải có cấu tạo hết sức đặc trưng. Cùng Fixed Gear tìm hiểu về cấu tạo xe đạp địa hình và những ưu nhược điểm xe nhé!
Xe đạp địa hình thường được làm từ những vật liệu cứng, có độ bền cao như thép, nhôm, carbon… để có thể chịu được trọng lượng người ngồi cũng như di chuyển trên những địa hình hiểm trở một cách dễ dàng hơn.
Cấu tạo của xe đạp địa hình gồm các bộ phận chính: Bộ khung sườn, hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, bộ đề, hệ thống lái, hệ thống phanh và yên xe.
1. Bộ khung sườn
Bộ khung sườn xe được làm từ những vật liệu cứng, có khả năng chịu lực cao như thép, titanium, nhôm,… Khung xe đóng vai trò như xương sống của xe đạp vì nó giúp liên kết các bộ phận còn lại của xe thành một khối thống nhất.
Bộ khung sườn xe gồm: Khung sườn (frame), phuộc (fork) và cốt yên (seat post).
Khung sườn
Phuộc xe
2. Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực được xem như trung tâm vận hành của toàn bộ xe, giúp xe có thể chuyển động nhịp nhàng và trơn tru.
Hệ thống truyền lực gồm:
- Bàn đạp (pedal)
Bàn đạp xe đạp AVACYCLE M952 Đen làm từ nhựa gọn nhẹ
- Đùi trục giữa
Đùi trục giữa
- Đĩa xe
Đĩa xe
- Xích xe
Xích xe
- Líp
Líp là bộ phận quan trọng của hệ thống truyền lực
3. Hệ thống chuyển động
Hệ thống chuyển động gồm 2 bánh xe trước và sau. Bánh xe và hệ thống truyền lực phối hợp nhịp nhàng với nhau giúp xe tiến về phía trước.
Bánh xe đạp địa hình được cấu tạo từ các bộ phận chính:
- Trục: Được làm bằng thép, bánh xe quay trên trục thông qua ổ bi.
- Moay-ơ: Thường làm bằng thép, được liên kết với vành bánh xe bằng nan hoa.
Bánh xe là bộ phận không thể thiếu của xe đạp địa hình
Moay-ơ xe đạp địa hình
- Nan hoa: Được làm bằng thép, gồm các thanh nhỏ đan vào nhau giúp căng đều vành xe.
- Vành bánh xe: Làm bằng hợp kim nhôm hoặc thép, có đường kính thông thường là 650mm.
- Săm, lốp: Được làm từ cao su tổng hợp, bề mặt lốp thường có nhiều gai và hoa văn giúp tăng độ bám cho xe, tránh trơn trượt trong quá trình sử dụng.
Lốp xe đạp địa hình có nhiều gai và hoa văn để chống trơn trượt
4. Bộ đề
Xe đạp địa hình thường được trang bị bộ đề trước, sau để điều chỉnh đĩa và líp. Khi đó, hệ thống truyền lực sẽ được điều chỉnh thích hợp với nhiều dạng địa hình hiểm trở như dốc núi, sỏi đá,… giúp cho việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn.
Bộ đề xe đạp gồm: Củ đề trước sau, tay gạt đề và dây cáp.
Củ đề trước
Củ để sau
5. Hệ thống lái
Hệ thống lái giúp người đi xe dễ dàng điều khiển xe theo ý muốn của mình. Khi tác động vào tay lái, một lực sẽ được truyền đến cổ phuốc và càng trước bánh xe. Càng trước sẽ điều khiển bánh trước đi theo hướng mong muốn. Do đó, hướng di chuyển của xe sẽ phụ thuộc vào hướng di chuyển của bánh trước.
Hệ thống lái gồm: Tay lái (ghi đông) và cổ phuộc.
Cổ phuộc
Tay lái
6. Hệ thống phanh
Hệ thống phanh (còn gọi là thắng) cho phép người đi xe điều chỉnh tốc độ phù hợp hoặc cho dừng xe khi cần, giúp đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
Hệ thống phanh gồm: Tay phanh, dây phanh và cụm má phanh.
Cụm má phanh
Tay phanh
Phanh xe được chia làm 2 loại chính đó là phanh đĩa và phanh niềng.
Loại phanh |
Phanh đĩa |
Phanh niềng |
Cấu tạo | Gồm một đĩa kim loại hoặc “rotor” được gắn vào trung tâm bánh xe và được kích hoạt bằng dây phanh hoặc bằng thủy lực. Đĩa phanh có thể xoay với bánh xe cố định trên cục. Dây phanh sẽ được gắn vào khung hoặc đĩa cùng với tấm lót, cơ chế phanh là gây ép các trục quay của bánh xe để phanh. | Còn được gọi là phanh cơ, thường được kích hoạt bởi một đòn bẩy gắn ở vị trí tay lái. Hoạt động của phanh dựa trên cơ chế ma sát tác dụng lên vành bánh xekhi quay làm giảm tốc độ của bánh xe. |
Ưu điểm | Dễ thay thế, không gây bào vành xe và thích hợp với đa số các loại xe. | Nhỏ gọn, giá thành rẻ. |
Nhược điểm |
Dễ hư hỏng do tích tụ nhiệt cao có thể làm sôi nước trong thủy lực. | Dễ khiến vành xe bị mòn do tác động của lực ma sát khi phanh. |
7. Yên xe
Yên xe là khu vực để người đi xe ngồi trong suốt trình điều khiển, yên xe thoải mái sẽ mang lại cảm giác dễ chịu và trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng xe.
Yên xe gồm các bộ phận chính như sau:
- Vỏ yên xe: Thường được làm bằng chất liệu tổng hợp như da để đảm bảo độ êm cho người sử dụng.
- Phần yên cứng: Đây là bộ phận cấu tạo nên hình dạng của yên xe, thường thiết kế phần mũi gọn và bo tròn lại.
- Khung dưới yên xe: Là phần kết nối giữa yên xe và các phần còn lại của xe đạp. Hầu hết các loại yên xe đều có bộ phận này và cấu tạo 2 đường song song. Ngoài ra, một số dòng xe có 1, 3 hoặc 4 đường song song.
- Bộ phận siết chặt: Nối yên xe với bộ phận điều chỉnh chiều cao của yên giúp người dùng có tư thế phù hợp khi đạp xe, đảm bảo được yên xe được giữ chặt, an toàn và cố định.
- Bộ phận điều chỉnh độ cao: Cho phép điều chỉnh độ cao phù hợp, giúp giảm sự rung và sốc truyền lên khung xe trong quá trình đạp xe, tạo cảm giác thoải mái
Yên xe đạp địa hình
Ưu nhược điểm xe đạp địa hình
Ưu điểm
- Xe có độ chắc chắn và an toàn cao.
- Độ ma sát với mặt đường lớn nên di chuyển tốt trên những con đường gồ ghề và dốc.
- Lốp xe dày, chắc chắn nên ít bị thủng lốp giữa đường.
- Ghi đông thẳng nên người điều khiển có thể ngồi thẳng lưng, giảm mỏi hơn tư thế cong người.
- Bánh xe có nhiều rãnh to nhỏ giúp tăng độ ma sát với mặt đường, chạy tốt trên địa hình đồi núi, gồ ghề.
- Phuộc xe có độ rộng to, chắc chắn giúp giảm xóc khi đi những địa hình gập ghềnh.
Nhược điểm
- Tốc độ không cao so với các dòng xe khác.
- Xe có trọng lượng nặng.
- Lốp xe to và nặng nên nếu đi trên đường bằng phẳng sẽ gây tốn sức hơn.
- Xe không được trang bị thanh chắn bùn dễ gây tình trạng bùn đất bắn lên người.
- Dòng xe này chỉ đi được 1 người nên nếu bạn muốn chở thêm người thì bắt buộc phải lắp thêm yên xe.
Trên đây là cấu tạo và ưu nhược điểm của xe đạp địa hình. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn tìm được một chiếc xe đạp tốt nhất nhé!